Đo loãng xương: Khi nào cần đo mật độ xương để chuẩn đoán loãng xương?

Đo độ loãng xương là phương pháp kiểm tra để biết chính xác mình có mắc bệnh mãn tính này không. Tuy nhiên, loãng xương thường diễn biến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu gì nghiêm trọng, chúng ta chỉ phát hiện ra khi đã gặp những biến chứng. Khi biết mình bị loãng xương nhiều người không tránh khỏi thắc mắc mình bị lúc nào thì phải đi đo loãng xương? Và khi nào thì cần đo mật độ xương để chuẩn đoán loãng xương.


Khi nào chúng ta cần đo mật độ xương để chuẩn đoán loãng xương ?

Tại sao cần đo mật độ xương

Đo mật độ xương chính là đo mật độ chất khoáng có chủ yếu trong xương là Canxi bằng nhiều cách khác nhau. Mật độ xương đạt đỉnh khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, đồng nghĩa với hệ xương chắc khỏe, dày, dẻo dai, vận động linh hoạt.

Tuy vậy, mật độ xương của mỗi người được dùng để phản ánh quá trình mất chất khoáng (một trong những quá trình của lão hóa), khi mà tỷ lệ tạo cốt bào bị lấn áp bởi hủy cốt bào. Xương dần mỏng đi khi tuổi càng cao, khối lượng xương giảm, suy yếu. Quá trình khoáng hóa kéo dài mà không có giải pháp ngăn chặn sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.

Bởi vậy cần đo loãng xương (mật đô xương) ngay từ sớm, để “đón đầu” quá trình mất khoáng do tuổi tác hoặc do các bệnh lý, lao động vất vả, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, từ đó có những giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.

Khi nào cần đo mật độ xương để chuẩn đoán loãng xương ?

Loãng xương được hiểu là rối loạn chuyển hóa của xương, tức là khối lượng xương giảm, bị thay đổi vi cấu trúc khiến xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương diễn biến âm thầm đến mức khi thấy được biểu hiện lâm sàng, thì cơ thể bị mất trên 30% khối lượng xương và đã có biến chứng như đau cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, gãy xương, biến dạng lồng ngực, giảm khả năng vận động …

Để sớm biết mình có nguy cơ bị loãng xương hay không thì phương pháp đo mật độ xương là chuẩn đoán chính xác nhất. Tuy nhiên, khi nào cần đô mật độ xương? Theo thống kê trên thế giới cứ 5 phụ nữ thì có 3 người bị loãng xương sau độ tuổi 50.. Như vậy, đối với loãng xương ở người có tuổi  (loãng xương nguyên phát) và loãng xương sau mãn kinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và đã mãn kinh nên được kiểm tra mật độ xương (đo loãng xương) ở độ tuổi từ 40 – 45 và việc đo loãng xương ở nam giới nên đo ở độ tuổi 50 – 60. Để chuẩn đoán loãng xương là đo mật độ xương ở hai vị trí là cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, cho phép chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn sớm, tiến hành trước khi chưa có những biến chứng nặng nề như gãy xương hoặc tàn phế thì lúc đó đã quá muộn.

Đo loãng xương là cách phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ sớm!

Để phòng ngừa đúng bệnh và đạt hiệu quả cao, người bệnh nên đi đo loãng xương (mật độ xương) theo định kì 6 tháng/ lần (ở nữ 40-45 tuổi; nam 50-60 tuổi). Nếu có dấu hiệu đau nhức xương, mỏi khớp hoặc dễ bị chấn thương do va chạm nhẹ, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Vì thế, để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh loãng xương ngay từ khi còn “trứng nước”, nhiều người đã lựa chọn giải pháp tối ưu bằng cách bổ sung các dưỡng chất vào cơ thể 1 lượng canxi vừa đủ (nếu thừa canxi ở thành ruột thì sẽ gây hại cho người dùng). Vì vậy, nguyên tắc khi dùng canxi thì người bệnh nên sử dụng kèm theo vitamin D3 giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu nuôi dưỡng các tế bào.

Đồng thời, bổ sung thêm MK7  là một loại vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc từ thiên nhiên, được tìm thấy trong đậu nành lên men theo phương pháp truyền thống “ natto” từ Nhật Bản giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương. Nhờ đó, canxi đến đúng nơi cần đến và không đến những nơi nguy hiểm tránh được nguy cơ sỏi thận, táo bón, các bệnh xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, giúp tăng sinh collagen, tăng tính đàn hồi, làm xương cứng và dày đặc, phòng bệnh loãng xương và tăng cường tuổi thọ.

Nguồn: www.loangxuong.net.vn